LỐI SỐNG/CẢM NGHĨ......( TÂY - ĐÔNG)
Kỹ năng làm việc theo nhóm đang là một vấn đề lớn trong tư duy của người Việt. Không ít lần nếu so sánh giữa Tây và ta sao mà khác nhau nhiều đến thế ! Bên dưới là ảnh vui thôi được bạn Sam - admin của kynangmem.com sưu tầm, mình thấy hay nên đăng lại lên diễn đàn ta chia sẻ với các bạn. Có nhiều cái cũng rất đáng để suy nghĩ đấy ! Màu Xanh là Tây, màu Đỏ là Ta, xem có đúng không nhé ! Chúng ta bắt đầu xem giữa Tây - Ta nó khác nhau như nào.
1. Quan điểm/ Cách nghĩ ( Tây - Đông)
2. Lối sống
3. Xếp hang
4. Cái tôi
1. Quan điểm/ Cách nghĩ ( Tây - Đông)
2. Lối sống
3. Xếp hang
4. Cái tôi
5. Khi đau bụng
6. Ba bữa ăn trong ngày
7. Phương tiện
8. Giờ tắm
6. Ba bữa ăn trong ngày
7. Phương tiện
8. Giờ tắm
9. Giao tiếp
10. Bộc lộ
11. Tại bữa tiệc
12. Du lịch
10. Bộc lộ
11. Tại bữa tiệc
12. Du lịch
13. Trình bày một vấn đề
14. Người già
15. Sếp
14. Người già
15. Sếp
Trên đây là những so sánh phàn nào phản ánh lối ứng xử của chúng ta trong cuộc sống và làm việc. Mời các bác nhảy vào phân tích, thảo luận dựa trên những hình ảnh đưa ra trên.
Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team work) đang là một vấn đề lớn trong tư duy của người Việt. Nếu ta đem ví dụ để so sánh giữa “Tây và Ta” sao mà có nhiều điểm khác nhau đến vậy!
Dựa trên những bức ảnh vui của bạn Sam - admin của kynangmem.com sưu tầm và được anh Hoàng post lên để suy ngẫm và bình luận, Ngọc sẽ đưa ra những cái khác nhau của ai lối sống để cùng chia sẻ với các bạn.
Có nhiều cái cũng rất đáng để suy nghĩ đấy ! Theo tranh thì Màu xanh là Tây, màu Đỏ là Ta, xem có đúng không nhé ! Chúng ta bắt đầu xem giữa Tây - Ta nó khác nhau như thế nào???
1. Quan điểm, cách nghĩ của Tây luôn là một chuỗi đường thẳng, có khuynh hướng rõ ràng, rành mạch. Họ không thích sự lòng vòng và luôn định hướng nhanh chóng nhất và rõ ràng nhất để tiến đến mục tiêu 1 cách nhanh nhất
- Quan điểm và cách nghĩ của Ta, khi bắt đầu 1 vấn đề luôn được ta xoay vòng trong 1 chuỗi dài vô nghĩa, mất nhiều thời gian và công sức để định hướng cho 1 vấn đề. Để đi đến được mục tiêu ấy, ta đã đánh mất nhiều cơ hội cho chính chúng ta.
2. Lối Sống
- Tây họ có lối sống tự lập và bản thân họ tự phấn đấu học tập, tự bản thân họ vươn lên trong cuộc sống mà không thích dựa dẫm đến gia đình. Họ tự mình khẳng định mình trên con đường mà họ quyết tâm đi đến thành công bằng bản lĩnh và sự tự tin của họ.
- Ta có lối sống được sự bảo bọc của gia đình, anh chị em...từ nhỏ cho đến lớn. Chúng ta không có cơ hội và lối sống tự lập nên khi bước vào cuộc sống chúng ta cần sự giúp đỡ và dựa dẫm vào người thân của chúng ta. Vô tình chung là bản thân chúng ta sẽ không tự mình quyết định được trước những sự việc quan trọng và không tự tin bước trên đôi chân của chính mình.
3. Xếp hạng
- Tây luôn có sự xếp hạng rõ ràng nhất, cấp bậc từ thấp đến cao, họ luôn có những phương pháp đề phân biệt được thứ hạng cho từng cá nhân, tập thể hay 1 cộng đồng. Điều này giúp họ sẽ dễ dàng điều hành và phối hợp nhịp nhàng công việc của họ.
- Ta thường hay có những xếp hạng, cấp bậc không đồng nhất, không rõ ràng, thường có thói quen cả nể mà cũng có thể xếp thứ hạng tương đương. Dân gian có câu: “Ai cũng là thầy lấy đâu ra thợ?”. Ta bị rơi vào hoàn cảnh là : ai cũng là thầy hết nên khi vào công việc thì chẳng có thợ để làm, gây ra sự ùn tắc công việc...bế tắc.
4. Cái tôi
- Tây thể hiện cái tôi 1 cách rõ ràng nhất, họ rất coi trọng điều đó. Cái tôi của họ thể hiện một cách nghiêm túc nhất, luôn tôn trọng với mọi người bằng chính sự uy tín của chính bản thân họ.
- Ta luôn thể hiện cái bóng của cái tôi lớn hơn cái tôi thật sự. Nhiều người Việt Nam lầm tưởng cái tôi trong mỗi chúng ta là gì? là sự tự ái, lòng tự trọng cao độ dẫn đến những hướng đi sai lầm.
5. Khi đau bụng
- Tây khi đau bụng họ sẽ nghĩ ngay đến công nghệ tiên tiến khoa học để chữa bệnh, thay vì tự chữa bệnh họ sẽ bỏ tiền ra để đến bác sĩ. Chính vì thế sức khoẻ của Tây ổn định và kiểm soát được mọi tình hình, không để sức khoẻ chuyển sang hướng xấu hơn.
- Ta khi đau bụng sẽ chữa bằng các phương pháp dân gian, đa số sẽ tự chữa tại nhà bằng những kinh nghiệm mà ta nghĩ có thể chữa được qua chuẩn đoán theo sự hiểu biết ít ỏi. Chính vì ta làm như vậy nên sức khoẻ của dân ta thường không kiểm soát được, chuyển bíên xấu khi đến bệnh viện.
6. Ba bữa ăn trong ngày
- Tây thường có thói quen ăn những đồ ăn nguội lạnh và chỉ ăn nóng khi dùng bữa chiều. Thói quen đó giúp cho răng và dạ dày của họ không bị đau mà sức khoẻ cũng được đảm bảo, và tiết kiệm được thời gian khi nấu ăn.
- Ta thường là người châu á, có thói quen ăn thức ăn nóng cả 3 bữa ăn, khuynh hướng này sẽ vô tình là tác nhân chính dẫn đến hư men răng khi ăn đồ ăn nóng và mất nhiều thời gian khi nấu chúng.
7. Phương tiện
- Những năm 1970, công nghệ của Tây đã rất tiên tiến, họ chế tạo và đi ôtô để phục vụ đời sống của họ. Nhưng đến năm 2006, Tây nhận thấy những công nghệ mà họ chế tạo đã dùng suốt thập kỷ qua đã gây những tác nhân ô nhiễm môi trường, Tây đã dùng nhưng động thái giảm những phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu sang dùng những phương tiện tránh gây ô nhiễm môi trường, bằng những động thái đó giúp Tây hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
- Đối với ta, những năm 1970 đất nước chúng ta còn lạc hậu nên chỉ có thể sở hữu những phương tiên thô sơ để phục vụ đời sống của ta, mãi đến năm 2006 ta mới có thể sở hữu được những phương tiên hiện đại như ôtô. Những phương tiện này đang dùng những nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện này ta vẫn phát triển phương tiện hiện đại đó, ngày 1 nhiều hơn và đang là vấn nạn môi trường.
8.Giờ tắm
- Tây có thói quen tắm buổi sáng khi bình minh vừa thức giấc, tắm buổi sáng sẽ giúp con ngừơi minh mẫn, sảng khoái và khởi đầu công việc một cách tốt hơn. Như những phát minh nổi tiếng cũng từ khi tắm mà nghĩ ra như Acsimet...Tắm buổi sáng cũng rất tốt cho sức khoẻ.
- Ta có thói quen tắm tối và khuya, khi công việc mệt nhọc về đến nhà , nếu ta tắm quá khuya với nước lạnh sẽ không tốt cho cơ thể của ta, có những cái chết xảy ra khi ta tắm vào ban đêm, lúc đó cơ thể đang mệt mỏi, dễ dàng bị đột quỵ, điều này không có lợi cho sức khoẻ của ta.
9. Giao tiếp
- Tây có những mối giao tiếp có khoa học, chia theo nhóm, rõ ràng, dễ dàng quản lý và nhanh nhạy trong việc ứng xử khi vấn đề cần giao tiếp xảy ra. Điều này Tây rất có kinh nghiệm trong vấn đề kỹ năng làm việc theo nhóm. Tạo cho công việc thật dễ dàng và thành công.
- Ta thường hay có cũng mối giao tiếp chồng chéo, rối tung, rất khó quản lý và không thể xử lý được khi có những tình huống cần phải xử lý nhanh, tất cả sẽ nhầm lẫn vì những mối quan hệ giao tiếp chồng chéo như vậy. Chính vì những mối giao tiếp như vậy nên Ta sẽ vô tình làm cho công việc khó khăn và không phát triển được.
10. Bộc lộ
- Tây luôn bộc lộ đúng quan điểm suy nghĩ của chính họ, nói thẳng những gì họ nghĩ và họ làm. Tây không có thói quen nói đi shopping mà lại đi picnic.
- Ta thường hay có thói quen bằng mặt mà không bằng lòng, không bao giờ nói thẳng những gì mình đang nghĩ. Bởi lẽ có nhiều vấn đề khác nhau...
11. Tại bữa tiệc
- Tây có thói quen trong bữa tiệc họ thường giao tiếp theo từng nhóm, tạo sự thân thiện, giao lưu cho các thành viên tham gia tại bữa tiệc đó. Tại đây Tây có thể thoải mái trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau rất có ích.
- Ta có thói quen dự tiệc theo chuỗi cố định như A quen B và biết C....không định hình thành nhóm, chỉ biết bạn A thì nói chuyện với B không tạo được sự thân thiện và thoải mái trong bữa tiệc. Nên sau bữa tiệc ta chẳng chia sẻ được điều gì.
12. Du lịch
- Tây luôn nhìn sự vật bằng con mắt thật của họ, đi du lịch là bằng mắt thấy ta nghe. Là sự khám phá thật sự bằng chính bản thân họ đến nơi mà họ cần đến. Điều nay giúp Tây nhìn nhận vấn đề bằng con mắt chính xác nhất.
- Ta thường hay du lịch bằng lời kể, qua hình ảnh và màn ảnh nhỏ. Như vậy đối với ta thế là biết nơi đó rồi không cần phải đến đó để làm gì nữa. Bởi vậy ta chỉ nhìn được sự việc bằng con mắt giả của mình.
13. Trình bày vấn đề
- Tây nhìn nhận, trình bày vấn đề nhanh chóng, gọn nhẹ, đúng mục tiêu cần đề ra để đi đến 1 kết qủa nhanh chóng nhất.
- Ta trình bày 1 vấn đề thường lòng vòng, quanh co mục tiêu đó, nhưng điểm cuối cùng của vấn đề là không đúng mục tiêu.
14. Người già
- Tây thường có thói quen dắt thú nuôi đi dạo, như vậy sự thư giãn dành cho các cụ già thường rất tốt, và những con vật nuôi sẽ giúp cho các cụ rất nhiều, chúng giúp định hướng chính xác và ít có nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm
- Ta thì ngược lại, thường có thói quen dắt trẻ em đi dạo, sự thư giãn ở các cụ già sẽ ít có, thay vào đó là sự căng thẳng vì phải trông chừng thêm các cháu nhỏ, nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm cho các cụ và trẻ em rất dễ xảy ra(ví dụ như : Tai nạn giao thông...).
15. Sếp
- Các sếp Tây thường luôn hoà đồng với các nhân viên và đồng nghiệp của mình, họ luôn tạo mọi cơ hội cho nhân viên họ có cơ hội thể hiện mình và thăng tiến. Có như vậy, các sếp mới có thể nắm bắt đc các sáng tạo mà nhân viên họ phát huy được tài năng tạo ra các sản phẩm trí tuệ tốt.
- Các sếp ta thường luôn cho ta là hơn người, ít hoà đồng và luôn thể hiện đẳng cấp. Nhân viên ta sẽ không được thoải mái nơi công sở và không thể có những sáng tạo và sản phẩm trí tuệ tốt.
Trên đây là những so sánh phần nào phản ánh lối ứng xử của Tây và chúng ta trong cuộc sống và làm việc.
Mời các bác nhảy vào phân tích, thảo luận dựa trên những hình ảnh đưa ra trên.
“ Có gì không phải mong các ACE chỉ dẫn thêm nhé”
Thanks!!!
Bright Hay
Dựa trên những bức ảnh vui của bạn Sam - admin của kynangmem.com sưu tầm và được anh Hoàng post lên để suy ngẫm và bình luận, Ngọc sẽ đưa ra những cái khác nhau của ai lối sống để cùng chia sẻ với các bạn.
Có nhiều cái cũng rất đáng để suy nghĩ đấy ! Theo tranh thì Màu xanh là Tây, màu Đỏ là Ta, xem có đúng không nhé ! Chúng ta bắt đầu xem giữa Tây - Ta nó khác nhau như thế nào???
1. Quan điểm, cách nghĩ của Tây luôn là một chuỗi đường thẳng, có khuynh hướng rõ ràng, rành mạch. Họ không thích sự lòng vòng và luôn định hướng nhanh chóng nhất và rõ ràng nhất để tiến đến mục tiêu 1 cách nhanh nhất
- Quan điểm và cách nghĩ của Ta, khi bắt đầu 1 vấn đề luôn được ta xoay vòng trong 1 chuỗi dài vô nghĩa, mất nhiều thời gian và công sức để định hướng cho 1 vấn đề. Để đi đến được mục tiêu ấy, ta đã đánh mất nhiều cơ hội cho chính chúng ta.
2. Lối Sống
- Tây họ có lối sống tự lập và bản thân họ tự phấn đấu học tập, tự bản thân họ vươn lên trong cuộc sống mà không thích dựa dẫm đến gia đình. Họ tự mình khẳng định mình trên con đường mà họ quyết tâm đi đến thành công bằng bản lĩnh và sự tự tin của họ.
- Ta có lối sống được sự bảo bọc của gia đình, anh chị em...từ nhỏ cho đến lớn. Chúng ta không có cơ hội và lối sống tự lập nên khi bước vào cuộc sống chúng ta cần sự giúp đỡ và dựa dẫm vào người thân của chúng ta. Vô tình chung là bản thân chúng ta sẽ không tự mình quyết định được trước những sự việc quan trọng và không tự tin bước trên đôi chân của chính mình.
3. Xếp hạng
- Tây luôn có sự xếp hạng rõ ràng nhất, cấp bậc từ thấp đến cao, họ luôn có những phương pháp đề phân biệt được thứ hạng cho từng cá nhân, tập thể hay 1 cộng đồng. Điều này giúp họ sẽ dễ dàng điều hành và phối hợp nhịp nhàng công việc của họ.
- Ta thường hay có những xếp hạng, cấp bậc không đồng nhất, không rõ ràng, thường có thói quen cả nể mà cũng có thể xếp thứ hạng tương đương. Dân gian có câu: “Ai cũng là thầy lấy đâu ra thợ?”. Ta bị rơi vào hoàn cảnh là : ai cũng là thầy hết nên khi vào công việc thì chẳng có thợ để làm, gây ra sự ùn tắc công việc...bế tắc.
4. Cái tôi
- Tây thể hiện cái tôi 1 cách rõ ràng nhất, họ rất coi trọng điều đó. Cái tôi của họ thể hiện một cách nghiêm túc nhất, luôn tôn trọng với mọi người bằng chính sự uy tín của chính bản thân họ.
- Ta luôn thể hiện cái bóng của cái tôi lớn hơn cái tôi thật sự. Nhiều người Việt Nam lầm tưởng cái tôi trong mỗi chúng ta là gì? là sự tự ái, lòng tự trọng cao độ dẫn đến những hướng đi sai lầm.
5. Khi đau bụng
- Tây khi đau bụng họ sẽ nghĩ ngay đến công nghệ tiên tiến khoa học để chữa bệnh, thay vì tự chữa bệnh họ sẽ bỏ tiền ra để đến bác sĩ. Chính vì thế sức khoẻ của Tây ổn định và kiểm soát được mọi tình hình, không để sức khoẻ chuyển sang hướng xấu hơn.
- Ta khi đau bụng sẽ chữa bằng các phương pháp dân gian, đa số sẽ tự chữa tại nhà bằng những kinh nghiệm mà ta nghĩ có thể chữa được qua chuẩn đoán theo sự hiểu biết ít ỏi. Chính vì ta làm như vậy nên sức khoẻ của dân ta thường không kiểm soát được, chuyển bíên xấu khi đến bệnh viện.
6. Ba bữa ăn trong ngày
- Tây thường có thói quen ăn những đồ ăn nguội lạnh và chỉ ăn nóng khi dùng bữa chiều. Thói quen đó giúp cho răng và dạ dày của họ không bị đau mà sức khoẻ cũng được đảm bảo, và tiết kiệm được thời gian khi nấu ăn.
- Ta thường là người châu á, có thói quen ăn thức ăn nóng cả 3 bữa ăn, khuynh hướng này sẽ vô tình là tác nhân chính dẫn đến hư men răng khi ăn đồ ăn nóng và mất nhiều thời gian khi nấu chúng.
7. Phương tiện
- Những năm 1970, công nghệ của Tây đã rất tiên tiến, họ chế tạo và đi ôtô để phục vụ đời sống của họ. Nhưng đến năm 2006, Tây nhận thấy những công nghệ mà họ chế tạo đã dùng suốt thập kỷ qua đã gây những tác nhân ô nhiễm môi trường, Tây đã dùng nhưng động thái giảm những phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu sang dùng những phương tiện tránh gây ô nhiễm môi trường, bằng những động thái đó giúp Tây hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
- Đối với ta, những năm 1970 đất nước chúng ta còn lạc hậu nên chỉ có thể sở hữu những phương tiên thô sơ để phục vụ đời sống của ta, mãi đến năm 2006 ta mới có thể sở hữu được những phương tiên hiện đại như ôtô. Những phương tiện này đang dùng những nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện này ta vẫn phát triển phương tiện hiện đại đó, ngày 1 nhiều hơn và đang là vấn nạn môi trường.
8.Giờ tắm
- Tây có thói quen tắm buổi sáng khi bình minh vừa thức giấc, tắm buổi sáng sẽ giúp con ngừơi minh mẫn, sảng khoái và khởi đầu công việc một cách tốt hơn. Như những phát minh nổi tiếng cũng từ khi tắm mà nghĩ ra như Acsimet...Tắm buổi sáng cũng rất tốt cho sức khoẻ.
- Ta có thói quen tắm tối và khuya, khi công việc mệt nhọc về đến nhà , nếu ta tắm quá khuya với nước lạnh sẽ không tốt cho cơ thể của ta, có những cái chết xảy ra khi ta tắm vào ban đêm, lúc đó cơ thể đang mệt mỏi, dễ dàng bị đột quỵ, điều này không có lợi cho sức khoẻ của ta.
9. Giao tiếp
- Tây có những mối giao tiếp có khoa học, chia theo nhóm, rõ ràng, dễ dàng quản lý và nhanh nhạy trong việc ứng xử khi vấn đề cần giao tiếp xảy ra. Điều này Tây rất có kinh nghiệm trong vấn đề kỹ năng làm việc theo nhóm. Tạo cho công việc thật dễ dàng và thành công.
- Ta thường hay có cũng mối giao tiếp chồng chéo, rối tung, rất khó quản lý và không thể xử lý được khi có những tình huống cần phải xử lý nhanh, tất cả sẽ nhầm lẫn vì những mối quan hệ giao tiếp chồng chéo như vậy. Chính vì những mối giao tiếp như vậy nên Ta sẽ vô tình làm cho công việc khó khăn và không phát triển được.
10. Bộc lộ
- Tây luôn bộc lộ đúng quan điểm suy nghĩ của chính họ, nói thẳng những gì họ nghĩ và họ làm. Tây không có thói quen nói đi shopping mà lại đi picnic.
- Ta thường hay có thói quen bằng mặt mà không bằng lòng, không bao giờ nói thẳng những gì mình đang nghĩ. Bởi lẽ có nhiều vấn đề khác nhau...
11. Tại bữa tiệc
- Tây có thói quen trong bữa tiệc họ thường giao tiếp theo từng nhóm, tạo sự thân thiện, giao lưu cho các thành viên tham gia tại bữa tiệc đó. Tại đây Tây có thể thoải mái trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau rất có ích.
- Ta có thói quen dự tiệc theo chuỗi cố định như A quen B và biết C....không định hình thành nhóm, chỉ biết bạn A thì nói chuyện với B không tạo được sự thân thiện và thoải mái trong bữa tiệc. Nên sau bữa tiệc ta chẳng chia sẻ được điều gì.
12. Du lịch
- Tây luôn nhìn sự vật bằng con mắt thật của họ, đi du lịch là bằng mắt thấy ta nghe. Là sự khám phá thật sự bằng chính bản thân họ đến nơi mà họ cần đến. Điều nay giúp Tây nhìn nhận vấn đề bằng con mắt chính xác nhất.
- Ta thường hay du lịch bằng lời kể, qua hình ảnh và màn ảnh nhỏ. Như vậy đối với ta thế là biết nơi đó rồi không cần phải đến đó để làm gì nữa. Bởi vậy ta chỉ nhìn được sự việc bằng con mắt giả của mình.
13. Trình bày vấn đề
- Tây nhìn nhận, trình bày vấn đề nhanh chóng, gọn nhẹ, đúng mục tiêu cần đề ra để đi đến 1 kết qủa nhanh chóng nhất.
- Ta trình bày 1 vấn đề thường lòng vòng, quanh co mục tiêu đó, nhưng điểm cuối cùng của vấn đề là không đúng mục tiêu.
14. Người già
- Tây thường có thói quen dắt thú nuôi đi dạo, như vậy sự thư giãn dành cho các cụ già thường rất tốt, và những con vật nuôi sẽ giúp cho các cụ rất nhiều, chúng giúp định hướng chính xác và ít có nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm
- Ta thì ngược lại, thường có thói quen dắt trẻ em đi dạo, sự thư giãn ở các cụ già sẽ ít có, thay vào đó là sự căng thẳng vì phải trông chừng thêm các cháu nhỏ, nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm cho các cụ và trẻ em rất dễ xảy ra(ví dụ như : Tai nạn giao thông...).
15. Sếp
- Các sếp Tây thường luôn hoà đồng với các nhân viên và đồng nghiệp của mình, họ luôn tạo mọi cơ hội cho nhân viên họ có cơ hội thể hiện mình và thăng tiến. Có như vậy, các sếp mới có thể nắm bắt đc các sáng tạo mà nhân viên họ phát huy được tài năng tạo ra các sản phẩm trí tuệ tốt.
- Các sếp ta thường luôn cho ta là hơn người, ít hoà đồng và luôn thể hiện đẳng cấp. Nhân viên ta sẽ không được thoải mái nơi công sở và không thể có những sáng tạo và sản phẩm trí tuệ tốt.
Trên đây là những so sánh phần nào phản ánh lối ứng xử của Tây và chúng ta trong cuộc sống và làm việc.
Mời các bác nhảy vào phân tích, thảo luận dựa trên những hình ảnh đưa ra trên.
“ Có gì không phải mong các ACE chỉ dẫn thêm nhé”
Thanks!!!
Bright Hay