Vì Sao Nói Câu “Xin Lỗi” Khó Qúa Đối Với Người Việt


Vì Sao Nói Câu “Xin Lỗi” Khó Qúa Đối Với Người Việt
(Sưu Tầm: Nguyễn Hữu Lành)

Dưới đây là nguyên văn bài viết của một người Mỹ tên là  Alison R. Bishop đang sống tại Việt Nam viết về cách cư sử của người  Việt trong đới sống hàng ngày. Anh chàng Mỹ này than rằng người Việt  không biết nói câu “xin lỗi” vì sợ bẽ mặt, xấu hổ, mặc dù họ có lỗi rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc cãi vã, ẩu đả vô ích.

Tuần trước, trên đường đi dự một buổi tiệc, tôi ngừng xe tại một cây  xăng để đổ xăng. Người bán xăng vô ý đổ nhiều qúa, làm tràn xăng ra  ngoài, và xăng bắn lên chiếc áo sơ mi mới tôi đang mặc.

Bị dơ áo bất  ngờ, tôi không biết phải nói sao với người bơm xăng, tôi chỉ nhìn  chòng chọc vào ông ta.

 Người bán xăng cũng không nói một lời nào cả. Thực ra, ông ta có vẻ  muốn ngó lơ tôi, và quay sang phục vụ người khách hàng kế tiếp. Trong  lúc đứng đó, tôi cảm thấy giận hết sức, và bối rối không hiểu vì sao  người bán xăng có thái độ như vậy. Tại sao ông ta không biết mở miệng  nói một câu xin lỗi?

Một lần khác tôi đang ngồi ăn trong tiệm, tôi nhặt được một miếng nhựa  dẻo – plastic-trong bát phở tôi đang ăn. Tôi hỏi nhân viên phục vụ và  chủ tiệm tại sao lại có miếng nhựa trong bát phở. Họ chỉ ngây người ra  nhìn tôi, không nói một câu nào cả. Một lát sau, họ đem ra cho tôi một  bát phở khác, nhưng họ không thèm nói một lời xin lỗi, hay biểu lộ sự  đáng tiếc về việc làm sai trái của mình. Với thái độ lạnh lùng, vô cảm của người phục vụ và chủ tiệm, tôi ăn  mất ngon. Sau khi trả tiền, tôi ra về, trong lòng tự hứa rằng từ nay  mình sẽ không bao giờ quanh trở lại tiệm phở này nữa.Tôi thắc mắc  không hiểu những người làm trong tiệm phở có học được bài học kinh  nghiệm nào qua lỗi lầm của họ hay không?

 Sau khi sống ở Việt Nam trong nhiều năm, tôi nhận ra được một điều là  người Việt không muốn nhận mình làm điều gì sai trái, và nói lời xin  lỗi. Khi lỗi của họ rõ ràng không thể chối vào đâu được, họ chỉ đáp  lại bằng thái độ lặng thinh và né tránh, và có khi còn tìm cách cãi  lại thay vì nhận trách nhiệm trước mặt người khác. Tôi từng phải cãi lộn với những người khác bởi vì họ không chịu nhận  sự thực là họ đã làm điều sai trái.  Chuyện này xảy ra khi tôi đến một  bệnh viện điền những mẫu về bảo hiểm sức khoẻ. Mặc dù tôi đã điền xong  các mẫu biểu đó, người nhân viên của bệnh viện cứ nhất định cả quyết  rằng tôi không hể làm thủ tục điền các mẫu bảo hiểm.Về sau tôi được biết rằng cô nhân viên đó đã làm thất lạc mấy mẫu biểu  tôi đã điền xong. Lẽ ra, cô ta nên  nhận lỗi mình làm mất những mẫu  này, nói một câu xin lỗi, và lễ phép đề nghị tôi điền lại các mẫu biểu  đó. Tại sao cô ta cứ muốn tranh cãi  về vấn đề này?

Từ ngày còn bé, cha mẹ tôi đã dạy tôi phải biết nói lời xin lỗi khi  mình làm việc gì sai quấy. Trong câu chuyện giữa những người trong gia  đình với nhau, cha mẹ tôi vẫn thường nói câu xin lỗi khi nào họ làm  điều gì sai.

 Tôi lớn lên trong khung cảnh mọi người sẵn sàng nói lới  xin lỗi để bộc lộ sự quan tâm, lòng tử tế, và sự kính trọng lẫn nhau.  Thực vậy, việc dạy cách xin lỗi người khác bắt đầu từ trong gia đình  và nhà trường.
Tuy vậy, ở Việt Nam, tôi tin rằng nhiều người lớn muốn  chứng minh rằng họ luôn luôn đúng, và hiếm khi nào họ chịu nói câu xin  lỗi với trẻ con. Như vậy làm sao họ có thể làm gương cho con cái học  cách nói lời xin lỗi được?

 Tôi phải công nhận rằng sự kiện này xảy ra từ những dị biệt văn hoá  tận căn bản gốc rễ, và tôi tin rằng nó bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị  mất mặt của dân Việt. Ở Tây phương , chúng tôi cũng coi trọng việc giữ  thể diện, nhưng không đến mức gỉa vờ bỏ qua lỗi lầm của mình, và gây thiệt hại cho người khác.

 Tôi không nghĩ có gì sai quấy khi mình làm lỗi và nói câu xin lỗi, vì  thường khi con người vẫn dễ gượng dậy trở lại sau khi làm lỗi, hay bị  người khác gây ra điều lầm lỗi. Thái độ sẵn sàng nhận lỗi sẽ giúp quan  hệ giữa con người với nhau trở nên tốt đẹp hơn.

 Hãy tưởng tượng xem nếu một trong hai phe của một vụ đụng xe ngỏ lời  xin lỗi, việc này sẽ tránh được cãi vã, chửi nhau, làm trở ngại giao thông. Tại nơi làm việc, thay vì đổ lổi cho nhau, nếu đứng ra nhận lỗi  sai trái của mình sẽ giúp mối quan hệ nơi sở làm được cải tiến, và  công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.

 Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần  sau không  phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ  lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.


Alison R. Bishop  in Vietnam