TRẢI LÒNG: Tâm Sự Về Quá Khứ Và Tương Lai Của Làng

 TRẢI LÒNG
Tâm Sự Về Quá Khứ Và Tương Lai Của Làng 
(Bài Viết: Nguyễn Văn Quả)

Kính Thưa toàn thể bà con Làng Phương Diên đang học tập, làm ăn và sinh sống xa hương trong và ngoài nước.
Thưa các thành viên và ban chấp hành hội PDNVE hội BASTTSG.

Làng Phương Diên nhình từ biển khơi
  Sỡ dỉ cho đến hôm nay tôi mới viết bài, nhờ trang Web của Làng gởi đến bà con trong và ngoài nước để nói lên những ý kiến của mình, cho dù có muộn, hoặc có thể làm cho ai đó buồn lòng nhưng muộn còn hơn không, còn hơn để sau này ôm hận vì mình không làm được gì cho Quê Hương khi sức khỏe không còn na

  Thưa bà con, sở dỉ Làng PD chúng ta Khai Canh lập ấp cho đến nay đã hơn 4 trăm năm  Trải qua các thời kỳ, Thế Hệ nào cũng có Thân Hào Nhân Sỉ, phải nói là Ông Cha ta chưa thua một ai bằng chứng là các vụ kiện. Nhưng đến hôm nay trải qua 4 trăm năm, thế hệ chúng ta thừa hưởng từ các Ngài được những gì. Đó là truyền thống Đoàn kết, lá lành đùm lá rách và cùng nhau chia sẻ xây dựng Quê Hương, ngoài ra Quý Ngài còn để lại cho chúng ta am đình, miếu vũ, chùa và hai cây cổ thụ còn các truyền thống của làng thì chỉ truyền khẩu chứ không có 1 văn tự nào để lại cho thế hệ của chúng ta. Có chăng nữa thì còn lại một bộ trích lục đất đai bằng bản sao còn bản gốc thì bị bom đạn thiêu rụi hết rồi. Nói đến trích lục đất đai mà bản sao thì khi cần thiết để chứng minh thì cũng không có khả thi đặt biệt là khi cần chứng minh một điều gì nhất là vấn đề đất đai trong  tranh chấp  với luật pháp thì làng chúng ta bao giờ cũng bị thua thiệt đặt bit là liên quan đến đất bạch sa.

  Đồng ý rằng trong thâm tâm của chúng ta mỗi người con dân của làng Phương Diên thì ai cũng hiểu câu nói của miệng do tổ tiên để lại là "bạch sa phương diên phương diên tán" thổ điền Mỹ Khánh Mỹ Khánh  canh có nghĩa là khu đất từ làng chúng ta chạy dọc lên đến ủy ban nhân dân xã củ cho đến lăng cả chú miễn là đất bạch sa là của làng Phương Diên tuy biết như vậy nhưng bản thân tôi đã tham gia rất nhiều phiên họp liên quan đến đất đai của làng chúng ta, thì họ điều có những văn bản chứng minh trong thời gian từ năm 1979 đến 1985 đã có 1 vị nào đó trong ban điều hành kí giấy nhượng đất cho thôn Mỹ Khánh trồng dương, vì vậy trong các lần tranh chấp như tôi đã nói trên làng chúng ta điều thua thiệt đây là sự thật.

  Lại nữa cũng vì không có văn tự để lại nên trong nội bộ các Họ Tộc của Làng chúng ta cũng xãy ra chuyện tranh chấp Họ đến trước và Họ đến sau tùy theo mỗi thời của mỗi Ban Điều Hành, bằng chứng là theo truyền thống thì Họ Nguyễn (Lớn) là Họ Khai Canh mà đã Họ Khai Canh thì tất cả các văn tế của Làng Họ Nguyễn điều đứng trước nhưng cũng có một thời các Ngài ghi chép thế nào mà Họ Trần Đăng lại đứng trước trong các Văn Tế của Làng ..Thêm nữa cũng vì không có văn tư để lại nên các đời trước chi truyền  khẩu hoặc các Họ Tộc trong Làng khi tổ chức khánh thành nhà thờ Họ điều có viết lịch sử về Họ nhưng mỗi Họ viết mỗi cách, không có sự đồng nhất. Họ thì nói Làng chúng ta ngày xưa có tên là Làng Ba Hoa Họ thì nói  Làng Hoa Diên, thậm chí hiện nay Làng có hai cây cổ thụ đó là cây mù u và cây thị nhưng chúng ta chẳng biết cây mọc từ thuở nào nguồn gốc của cây từ đâu và cũng thật áy náy mỗi khi có vị khách nào hỏi cây bao trăm tuổi, hơn nữa hiện nay chúng tôi BĐH muốn làm hồ sơ đề nghị nhà nước công nhận hai cây cổ thụ của Làng chúng ta là di sản quốc gia nhưng muốn là một việc còn khi làm thì chẳng có văn tự nào chứng minh lai lịch của cây cả, theo luật cây di sản thì phải trên dưới 300 năm thôi trong lúc đó Làng chúng ta đã có trên 400 năm.

  Sở dĩ khi Làng xây dựng Đình xong, được sự nhất trí của toàn dân trong và ngoài nước, chúng ta tổ chức Lễ Khánh Thành tri ân Tiền Nhân Tiên Tổ .Trong thời gian này được sự phó thác của quý Bác Tộc Trưởng, ban tổ chức Lễ Khánh Thành đã tìm tòi các nhà nghiêng cứu lịch sử để viết về lịch sử của Làng chúng tôi đã gặp ông Trần Đại Vinh nhà nghiêng cứu lịch sử các làng quê Việt Nam  Thừa Thiên Huế. Tên là Trần Đại Vinh Khi nhà nghiêng cứu Trần Đại Vinh về làm việc, được sự hổ trợ của quý Bác Tộc Trưởng,, quý Bác đã mang tất cả các gia phả Họ Tộc của mình đến tại Đình Làng để nghiêng cứu, kết quả nghiêng cứu cho thấy sự chênh lệch giũa văn miệng truyền thống . Văn tế của làng .và gia phả các Họ tộc như sau

1 Theo gia phả của các Họ để lại đặc biệt là Họ Nguyễn lớn và Họ Trần Đăng theo ông Trần Đại Vinh thì Họ Trần Đăng khai canh tại Làng Tân Sa chứ không phải khai canh tại Làng Phương Diên

2 Ngày xưa Làng chúng ta là Làng Hoa Diên sau đó do thân mẩu của Vua Thiệu Trị có tên húy là Hoa nên vua cho đổi lại tất cả các Làng có tên hoa phải bắc đầu 1 tên khác và Làng chúng ta có tên là Phương Diên từ đó cho đến bây chừ, chứ không phải là Làng Ba Hoa như trước đây một số Họ viết lịch sử hay đề cập đến.

3 theo gia phả các Họ để lại thì Họ Nguyễn là Họ khai canh nhưng không biết vì sao mãi đến lúc Làng tổ chức Khánh Thành thì trong các văn tế của Làng Họ Trần Đăng lúc nào cũng đứng trước.đây là sự thật đó nghe bà con

Làng Phương Diên nhìn từ trên không gian
Nhận thấy sự sai lệch sơ suất trong văn tế. sợ có tội với Tiền Nhân nên ban tổ chức  Lễ Khánh Thành mở một phiên họp mời tất cả các bác Tộc Trưởng. cán bộ cốt cán Thân Hào Nhân Sĩ trong Làng đến tại Đình Làng để nghe nhà nghiêng cứu Trần Đại Vinh giải trình, phiên họp đó có bác Hải và Duệ tham dự. mục đích của phiên họp là đi đến thống nhất trả lịch sử về cho lịch sử vì vậy dựa trên thông tin của nhà nghiêng cứu các thành viên tham dự phiên họp đã thống nhất viết lại lịch sử của Làng như bà con đã biết, mặc dầu bài viết đó chưa được đầy đủ cho lắm.

Có một điều cho đến nay BĐH Làng vẫn còn băng khoăng  là trong thời điểm đó ông Trần Đại Vinh có đề nghị làng nên phô tô gia phả của các Họ Tộc trong Làng nhờ ông ta nghiêng cứu và nghi chép lại cho đầy đủ vì theo ý ông TĐVthì trải qua nhiều đời, các Họ Tộc tổ chức tu gia phổ, không sao tránh khỏi những sai sót vì trình độ của mỗi vị( Thầy) được mời viết gia phổ  cũng có thầy chưa giỏi nên không sao tránh khỏi sự sai lêch trong câu chử , nhận được ý kiến trên quý bác tộc trưỡng cũng đã thông nhất và tán thành ngặc thay trong thời điểm đó ban tổ chức lễ Khánh Thành còn bận rộn quá nhiều việc nên chỉ hẹn lại sau khi tổ chức Khánh Thành Đình Làng xong. cho đến nay việc này vẫn chưa thực hiện được mà quý bác tộc trưởng cũng không nhắc nhỡ chuyện này.

   Sỡ dĩ tôi trình bày như vậy để cứng tỏ cho bà con hiểu rằng vì  Làng chúng ta không có nơi để lưu trữ những sổ sách văn bản của mỗi thời kì, mỗi thế hệ , nên mới xảy ra những việc tranh chấp không đáng có như tôi đã nối ở phần trên ví dụ như: thời Bác Thoan làm ấp trưỡng mặc dầu bác làm rất tốt cho quê hương nhưng khi hết đời của bác bác cũng chẳng để lại gì bằng văn bản , rồi đến thời bác Hải, anh Thuận và anh Chạy cũng chẳng để lại một văn bản nào.
  
Đồng ý rằng trong thời gian các vị đó tham gia giup việc cho làng thì tất nhiên cũng phải viết lách ghi chép các sự kiện đang xảy ra tại địa phương nhưng vì không có nơi lưu trữ nên, hết thời nào thì thời đó đốt hoặc thất lạc ,bằng chứng là khi bản thân tôi làm trưởng thôn chẳng nhận được gì từ anh Chạy ngoài một cuốn sổ viết tay nói về đất ruộng ,một bộ trich lục đất đai của làng bằng bản sao, hai cái cán cứu thương, ba cái phao cứu sinh và 1.600.000đ, cũng vì không có nơi lưu trữ nên tôi chỉ nhận số tiền để bàn giao cho ban thủ quỷ, riêng cán cứu thương và phao cứu sinh vẫn giữ lại nhà anh chạy cho đến hôm nay.

Cũng vì không có văn tự để lại nên có sự tranh chấp đất đai giữa Chùa và Làng rồi cuối cùng ai chăng chịu nhường ai. nhà nước thì nói đất đai do nhà nước quản lí khu đất đó không phải của chùa . Các bác trong ban hộ tự thì nói khu đất đó là của chùa nhưng chùa nhường lại cho Làng xây trường học cho con em ,trong bà con nhân dân, các bác Tộc Trưởng thì nói đất đó Làng cấp cho họ Mai làm nhà thờ Họ nhưng không biết vì sao họ Mai khong làm nhà thờ trên khu đất đó mà chuyển đi nơi khác, vì vậy làng cấp cho Chùa để làm Chùa làm nơi tu học cho các đạo hửu riêng bản thân tôi là thế hệ đi sau chẳng biết ai sai đúng thế nào chỉ dựa theo văn bản pháp lí  để làm việc, mà theo văn bản pháp lí thì khu đất đó thuộc quyền của nhà nước, giao cho làng quản lí để sử dụng vào những việc cần thiết có lợi cho nhân dân, vì vậy mới có việc những người xấu tâm xấu địa cho rằng tôi làm khó chùa chứ thực chất không phải là như vậy.

Cũng vì không có một văn tự nào để lại nên khi tổ chức Khánh Thành Đình Làng ban tổ chức muốn tri ân các bậc Tiền Nhân Tiền Bối đã từng giúp việc xây dựng quê hương qua các thời kì mà đang còn sống .thì ban tổ chức cũng không biết ai lại ai phải hỏi thăm các bậc lão thành trong Làng, tuy nhiên các bác cũng người nhớ người quên rất dễ mất lòng vì vậy về mặt tổ chức không sao tránh khỏi sơ xuất.

Làng Phương Diên trước biển sau ruộng
  Tôi biết bà con mình xa phương cầu thực khắp nơi trong và ngoài nước tuy rằng cuộc sống  về vật chất khá thoải mái hơn ở Làng,tuy nhiên khi xa quê thì mấy ai khỏi nhớ quê ,vì vậy bà con luôn hướng về quê hương ,mong sao cho quê hương phát triển đặt biệt là văn hóa tri thức. cho nên bà con, đặt biệt là các thành viên trong hội " Phương diên nhớ về em" có ý xây dựng một thư viện đọc sách nhằm đưa nền văn hóa của quê nhà đi lên và cũng là nơi đào tạo nhân cách cho các thế hệ thanh thiếu niên.

  Cũng vì hội PDNVE muốn xây dựng thư viện trên khu đất đang tranh chấp mà lại muốn ban hộ tự niệm phật đường đứng ra để chịu trách nhiệm . Đồng thời bà con chứng ta nghe các bác trong ban hộ tự nói rằng khu đất đó là của chùa nên bà con hiểu rằng ban điều hành làm khó cho bà con gây chia rẽ đố kỵ ảnh hưởng đến tinh thần của bà con phương xa và lợi ích của quê hương.

Đứng về tổ chức mà nói thì tất cả nhừng việc làm có lợi cho quê hương bà con Dân Làng thì không những chúng tôi mà tất cả người dân của Làng Phương Diên ai cũng hưởng ứng và vui mừng, theo tôi khu đất đó không phải của chùa thì của Làng nói chung là của tập thể Làng Phương Diên, chúng ta sử dụng có lợi và mang lại lợi ích cho nhân dân thì không ai ngăn cản được cả, cũng không thể có một cá nhân nào đó sử dụng cho việc riêng tư của mình hoặc dung khu đất đó để mua bán trao đổi, tuy nhiên nói về chùa, mặc dầu là một tấp thể nhưng vẫn còn mang cái riêng, nhưng nói về Làng thì thất sự mới là cái chung vì trong Làng là cả một cộng đồng xã hội, vì vậy tôi rất mong bà con chúng ta đặt biệt là các thành viên của hội PDNVE trong và ngoài nước nên rộng lượng hỷ xả vị tha, trong lúc hội mong muốn niệm phật đường đứng ra xây dựng thư viện nhưng vì tính bất hợp pháp về đất đai nên không xây dựng đuoc, mà để lại thì bà con ở quê hương đang trông chờ, hơn nữa Làng chúng ta chưa có văn phòng lưu trữ văn bản ,hoặc các hiện vật từ trước đến nay của Làng làm thất thoát một số văn bản sự kiện gây tranh cải tranh chấp giữa từ thế hệ này đến thế hệ khác, hôm nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục vì riêng tư như vậy thì tôi thiết nghĩ rằng trong thời gian này, đặt biệt là thế hệ chúng ta nhất là các bà con đang sinh sống làm ăn ở nước ngoài là con dân có gốc gác từ Làng Phương Diên ai cũng có tâm tư tình cảm hướng về quê hương mà không làm được thư viện, hoặc các công trình do cha ông để lại thì lỡ mai này chúng ta già đi không làm gì được thì thử hỏi con cháu của chúng ta có quan tâm đến gốc gác nơi chôn nhau cắt rốn của cha mẹ nó không, có chăng nữa thì một số rất í mà thôi ,sở dĩ tôi nói như vậy là vì bây giờ muốn xây dựng bất cứ một việc gì ngoài năng lực và lòng nhiệt tình ra thì cũng cần phải có tiền thậm chí rất nhiền tiền mà ở việt nam thì chắc bà con cũng đã biết là, tay làm hàm nhai lo không nổi cho gia đình thì giám lo cho ai. nếu có đóng góp chăng nữa thì từ một chục đến trăm ngàn còn được chứ bạc triệu thì cả một vấn đề khó khăn .tôi nói như vậy có người cho rằng tôi coi thường bà con trong làng nhưng thực tế là như vậy đó xin thong tin thêm la hiện nay Ngôi Am Ngài Ngư đã xuống cấp trầm trọng, mặc dầu Am mới được xây dựng lại từ năm 2000 nhưng đã nứt nẻ và dột thấm trong lúc ở Lang chúng ta có 2 nơi cần quan tâm nhất đó là Đình Làng và Am Ngài Ngư.tuy nhiên muốn đóng góp trong dân không phải dể.

Một lần nữa thay mặt ban điều hành chư vị Tộc Trưởng và bà con nhân dân Làng Phương Diên tôi thiết tha mong bà con suy nghĩ lại nếu chùa xây dựng thư viện trên khu đất đó không được thì nên giao lại cho ban điều hành xây dựng ,trước thì làm thư viện, nơi đọc sách của bà con dân Làng, nơi giáo dục tri thức, nhân cách cho thế hệ trẻ đồng thời cũng là nơi lưu giữ những sự kiện của đời trước của làng để truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau, tôi tin tưởng rằng nếu hôm nay chúng ta làm được như vậy thì con chau của chúng ta sau này đở vất vả hơn và chắc chắn họ sẻ không bao giờ quên công ơn của những người đi trước hoặc họ có không muốn nhớ thì chúng ta cũng toại nguyện vì đã làm hết khả năng của mình cho quê hương.

Mấy lời tâm sự của một người con của Làng đang trực tiếp những sự kiện xảy ra tại quê hương kính mong bà con thông cảm

........................................... Nguyễn Văn Quả  .................................