BẢN SƠ LƯỢC TÓM TẮC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA LÀNG PHƯƠNG DIÊN

BẢN SƠ LƯỢC TÓM TẮC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA
LÀNG  PHƯƠNG DIÊN

             Kính lạy Quý Bậc tiền nhân Tiên Tổ
             Quý vị Anh Hùng đã hi sinh vì nước vì dân
 Kính thưa toàn thể quý vị, quý bà con cô bác Dân Làng Phương Diên!

Tiền Đàng Đình Làng Phương Diên (2008)
Ngược thời gian về trước, cách đây hơn 400 năm  vào năm 1558, khi Chúa Nguyễn Hoàng  mang theo quân lính, thủ hạ, người thân vốn là người cùng quê Thanh Hóa vào nhậm chức trấn thủ đất Thuận Hóa, thời gian đầu tạm thời đóng quân ở Ái Tử rồi Trà Bát, nay thuộc ( Huyện Triệu Phong Quản Trị ) cho đến năm 1600, sau tám năm ra giúp Vua Lê, Chúa Trịnh đánh dẹp quân Mạc, Chuá Nguyễn Hoàng đã mang hết binh thuyền và quân lính người thân của mình vượt biển trở về Thuận Hóa.
Kể từ mốc thời gian này một số quân lính theo Nguyễn Hoàng làm nhiệm vụ được  tăng phái bảo vệ cửa Tư Hiền (Xưa còn gọi là cửa Biện cửa Ma Á hay là cưa  Mù U ) được phép thành lập Dinh Trại đồng thời cũng được chọn đất lập Làng tại vùng cát ven biển, nhằm bổ sung tiềm lực lâu dài cho đất Thuận Hóa. Cũng trong dịp này Qúy Ngài Nguyễn Quý Công ,Trần Quý Công đã có công Khai Canh, Lập Ấp gầy dựng nên Làng Hoa Diên xưa, tiền thân của Làng Phương Diên ngày nay. Sau một thời gian lập Làng dựng Ấp kẻ đến người đi Đất lành chim đậu trái sinh sôi. Dần dần Tổ Tiên của Quý họ tộc khác, như: Họ Nguyễn,Họ Hồ,Họ Mai ,Họ Trương Họ Phan và Họ Lê cũng quy tụ về nơi đây ,cùng nhau hợp lực ổn định cuộc sống ,phân chia đất đai để xây dựng từ Đường .phụng thờ Tôn Tộc và cùng nhau xây dựng quê hương hình thành nên chế độ Làng xã, như các Làng Quê việt Nam khác trong thời bấy giờ, cho đến nay trong Làng có 14 Họ Tộc 528 hộ, 2859 nhân khẩu, cùng nhau đoàn kết nối gót cha ông giử gìn truyền thống của Cha Ông và xây dựng Quê Hương.
Trong gia phả của Quý Họ Tộc ,không ghi rỏ Quê Quán của Quý Ngài mà Hậu Duệ chúng ta chỉ nghe truyền tụng lại, Quý Nghài là người Thanh Hóa
Đình Làng Phương Diên Hoàn Thành 2011
Dựa theo Gia Phả của các Họ Tôc để lại, thì trong thời gian đầu mới lập Làng, cuộc sống của Quý Ngài gặp rất nhiều khó khăn,nghề nghiệp và thu nhập chính của Quý Ngài bằng nghề đánh bắt cá biển ,với một chiếc thuyền nan nhỏ,bám biển ngày đêm, tay chống tay chèo, vào lộng ra khơi, xuôi buồm thuận gió, thả lưới buôn câu, bắt từng con cá để đổi lấy hạt gạo củ khoai, sống qua ngày đoạn tháng để cùng nhau bám đất giử Làng và đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
Ra khơi gặp đống, vào lộng đầy khoan
Thuyền đi cầu nguyện vái vang
Phong ba bảo táp bình an thuyền về
Suốt thời gian phôi thai từ năm 1601, đến đời Gia Long ,Làng ta có tên gọi là Phường Nội Phủ Hoa Diên,gọi là Phường vị thời gian này Làng Ta mới thành lập ,Gọi là nội Phủ, vì Làng ta Nộp thuế mà cụ thể là thuế nghư nghiệp, như cá, mực tươi ,nộp trực tiếp vào phủ của Chúa Nguyễn theo kỳ hạn hoặc vào các dịp giổ, kỵ yến tiệc mà Chúa cần
Vào Năm Gia Long thứ mười( 1811) theo lệnh truyền của nhà vua, Làng ta đã biên soạn sổ bộ, đất đai, địa bộ một cách hoàn chỉnh,số đất đai thống kê được ghi rỏ trong cuốn địa bộ của Làng, gồm 106 mẩu, 3 sào, 1 thước, 6 tấc, kể cả đất ngia địa hồ sen và đất bạch sa.Bản đồ của Làng đang lưu giử cũng đã phát họa các kiến trúc cộng đồng, gồm Ngôi Đình, 8 miếu, hai miếu sau Đình, hai miếu trên đường ra Làng Diên Lộc, và bốn miếu ở đụn cát ven biển.Tham khảo qua các bài văn tế của Làng, do Quý Ngài để lại, ta có thể phỏng định danh hiệu các miếu như sau MIẾU ĐẠI CÀN, MIẾU CAO CÁC, MIẾU LONG THẦN, MIẾU THÀNH HOÀNG, MIẾU PHI VẬN TƯỚNG QUÂN, MIẾU ÔNG NGƯ, MIẾU BỔN THỔ NGUYỄN QUÝ CÔNG, MIẾU BỔN THỔ TRẦN QUÝ CÔNG. Như vậy cho đến đầu đời Gia Long, Làng ta đã có đủ các kiến trúc thờ tự thần linh của Làng như bao Làng Quê Việt Nam khác.Theo văn bản địa bộ này, và cùng tham khảo qua các văn bản ký kết ,giao ước đất đai ,Mốc giới, địa phận giửa các Làng như Làng Hoa Lộc, Làng Hoa Dương và Kế Sung Xã, thì ta còn biết thêm Họ Tên của Quý Vị chức sắc của Làng trong thời bấy giờ đã chịu trách nhiệm đứng tên trong việc kê khai địa bộ, và ký tên trong các tờ nhận thực Mốc Giới với các Làng lân cận như: HƯƠNG MỤC NGUYỄN VĂN DI, HƯƠNG MỤC NGUYỄN VĂN LẨM, HƯƠNG MỤC NGUYỄN VĂN CẬP, XÃ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN HÁN. Đặt biệt trong các văn bản này có một Vị thường chịu trách nhiệm viết các văn bản của Làng., ký tên là Đồ Diển( không ghi rỏ họ nào) điều đó cho thấy rằng, bước đầu đã có việc dạy và học chử Hán tại Làng chúng ta do một Thầy Đồ phụ trách
Tuy nhiên trong thời gian nầy ,do chiến tranh loạn lạc thường hay xảy ra nên việc dạy và học của con dân trong Làng có lẻ cũng vì thế mà  không được duy trì bền lâu
Đến năm 1841, Vua Thiệu Trị lên ngôi, thân mẩu của Ngài có tên là Hồ Thị Hoa,vì sợ phạm húy của mạ, Mẹ nên vua ra lệnh cho các Làng trước đó có tên là Hoa điều phải thay đổi ,Như Hoa Diên, Hoa Lộc, Hoa Dương ....vv và Làng Hoa Diên được đổi tên là Làng Phương Diên kể từ đó cho đến ngày nay
Trải qua bao nhiêu thiên tai địch họa, tuế Nguyệt xoay vần ,người còn kẻ mất người ở kẻ đi Nhưng con dân của Làng Phương Diên vẫn đoàn kết, chung sức, chung lòng,  từ thế hệ này đến thế hệ khác ,nối tiếp nhau, cùng nhau  sẻ chia vượt qua gian khó, nối gót cha ông giử gìn truyền thống, Nhân Nghỉa, thủy chung, bám đất giử Làng đánh quân xâm lược, và xây dựng Quê hương
Kể từ khi Lập Làng dựng Ấp cho đến nay trải qua bao thế hệ cháu con ,kiến trúc Đình Miếu cũng đã bao lần xây dựng, hư hỏng rồi lại trùng tu, như năm 1958, mặt dầu trong thời gian này cuộc sống của quý ngài còn nhiều khó khăn vất vả. Nhưng Quý Ngài cũng đã đoàn kết chung sức chung lòng cùng nhau dựng xây, Am, Đình, Miếu Vủ, Quý Ngài đã dùng sức người  chèo thuyền vào tận chân núi Phú Lộc để chở đá, chở ngao, lấy lá bè tạo thành hồ vửa,để xây dựng .Am Miếu Đình Chùa Nguyện đền đáp thâm ân, thờ phụng các bậc TIỀN NHÂN TIÊN TỔ ,TIỀN KHAI CANH HẬU KHAI KHẨN cùng Quý Vị có công với nước với dân,
Trăng lên thuyền đẩy chèo đi
Đến nơi Phú Lộc vậy thì gà kêu
Dây đòn xên búa đủ điều
Vào tận chân núi đá nhiều đầy ghe
Ngao hàu tổng hợp lá bè
Tạo thành hồ vửa xây che thành tường
Nắng hề khó nhọc thân thương
Đình Chùa Am Miếu kiên cường dựng xây
Làng Dân no ấm sum vầy
Công ơn Tiên Tổ cao dày khắc ghi
Năm 1958 Ngôi Đình được xây dựng với công sức tập hợp của toàn dân, mặt dầu lắm gian truân khó nhọc, nhưng cuối cùng ngôi Đình cũng được xây dựng hoàn tất và đưa vào thờ phụng, tường đình lúc bấy giờ được xây bằng đá hộc, kết dính với hợp chất vôi hàu, quy cách ba gian hai chải rường gỗ mái ngói và kiến trúc theo kiến trúc xưa, nhưng rồi sau đó bị hạm đội mỹ bắn phá và trận bom năm( Mậu Thân) 1968 đã làm cho ngôi đình hư hỏng nặng nề, mải đến năm 1973 khi hiệp định Pari được ký kết, máy bay mỹ ngừng ném bom, cuộc sống yên bình trên Quê hương dần trở lại, bà con dân Làng trước đó di tản đến các địa phương khác để tránh bom, dần dần trở về đoàn tụ gia đình, cha lại gặp con vợ gặp chồng, cùng nhau gạt nước mắt phân ly thu dọn đống đổ nát, ổn định cuộc sống và xây dựng Quê Hương với một tinh thần quyết tâm cao Quý Ngài đã chung góp cùng nhau từng con cá con mực làm được trên biển bán đổi lấy tiền và đóng góp nhiều công sức băng ngày công lao động của mình để xây dựng trùng tu, tuy rằng  thời gian này quý ngài cũng có nhiều cố gắng đầu tư công sức,quyết tâm xây dựng cho bằng đươc ngôi Đình để phụng thờ Tiền Nhân, nhưng, do chiến tranh loạn lạc người còn kẻ mất, nên công việc trùng tu xây dựngcũng chưa được hoàn thành viên mản  như nguyện vọng ban đầu, sau 1975 khi quê hương được hoàn toàn giải phóng. Ngôi Đình của Làng vẫn còn dang dỡ. Từ đó ý tưởng duy tu sữa sang hoặc xây dựng trùng tu lại Ngôi Đình  đã được đề cập đến nhiều lần trong những buổi hop dân, và đã trở thành  nguyện vọng khát khao cháy bỏng của tất cả con dân của Làng Phương Diên, dù ở Làng hay ở xa quê. Tuy nhiên trong thời gian đó Quê hương mới hoàn toàn giải phóng, cuộc sống  của người dân còn gặp nhiều khó khăn, cơm ăn chưa đủ no, áo mặt chưa đủ ấm, thì lấy đâu ra kinh phí để trùng tu xây dựng, cho đến năm  2002 ý tưởng trùng tu xây dựng Đình Chùa  Am Miếu đẻ thờ phụng Tổ Tiên, Khôi phục những nét văn hóa của quý ngài để lại như Hội đánh đu vui xuân Đua Thuyền truyền thống, Chèo cạn đưa linh. Mặt dầu ý tưởng xây dựng trùng tu Ngôi Đình và phục hồi những nét văn hóa dân gian của quý ngài không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của con dân Làng Phương Diên, nhưng do nhiều điều kiện khách quan va chủ quan nên đã trải qua bao thế hệ  mà ý tưởng đó chưa thể thực hiện được .Mãi đến năm 2009 Làng ta mới hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hòa. Nhờ sự quan tâm giúp đở của chính quyền địa phương, sự đóng góp hanh thong của bà con dân Làng trong và ngoài nước,sự quyết tâm của 14 họ tộc, quý vị bô lảo, lảo thành, sự nhiệt tình lao động của các thành viên trong ban kiến thiết, Quyết tâm trên mới trở thành hiện thực.đáp ứng và thỏa mảng lòng mong mỏi của bà con dân Làng ở Quê nhà cũng như tha phương.
Cây có gốc mới
Nước có nguồn từ biển cả sông sâu
Làm người dù ở nơi đâu
Có tông có Tổ rồi sau có mình
          Kính thưa quý vị đại biểu,Thưa toàn thể bà con
Xây dựng Đình Làng là thể hiện một tinh thần đoàn kết thống nhất.Tinh thần đền ơn đáp nghĩa,uống nước nhớ nguồn.của thế hệ sau đối với Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại Tôn Thân. Một tinh thần vì quê hương Nguồn Cội, cho dù con dân của Làng đi đâu, về đâu cũng không bao giờ quên được nơi mình sinh ra, chôn nhau cắt rốn, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, đùm boc giúp nhau trong hoạn nạn ốm đau, đền ơn đáp nghỉa
Đất Tổ quê cha tự thuở nào
Tiền Nhân gầy dựng lắm công lao
Lưu truyền kim cổ phương diên tạo
Hậu Duệ nối nghiệp tổ tông cao
Đình Làng ta được xây dựng từ sự đóng góp tiền của, và công sức của toàn thể bà con Dân Làng, tùy theo hoàn cảnh mà người nhiều kẻ ít.Người góp của, người góp công, nhưng tất cả đều chung sức chung lòng. Nhờ vậy mà chúng ta có được ngôi Đình Làng khang trang  như ngày hôm nay. Sự chung sức chung lòng đó là sức mạnh tổng hợp của toàn thể con dân trong và ngoài nước. Tuy nhiên tất cả chúng ta mổi người con dân của Làng cần phải cố gắng hơn nửa, phải có trách nhiệm hơn nửa để tiếp tục gìn giữ và phát huy  sức mạnh đoàn kết truyền thống mà cha ông đã để lại cho hậu duệ của chúng ta ngày hôm nay.
Kính thưa quý vị đại biểu, Kính thưa toàn thể  bà con. Ngày xưa Đình Làng là trung tâmTâm linh, trung tâm văn hóa, là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng. Nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của Làng. Sau một thời gian dài gián đoạn, những hoạt động trên đang dần dần được khôi phục.Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương. Từ hôm nay, Làng Chúng ta  đã có ngôi Đình khang trang để thờ phụng, vì vậy toàn thể bà con dân Làng Chúng ta cần cố gắng hơn nửa đặc biệt là con cháu các họ tộc, nên đoàn kết để giữ gìn bản sắc dân tộc, những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, khai thác tốt nhất giá trị văn hóa của một ngôi  Đình ,để Đình Làng ta không những chỉ là một địa chỉ tâm linh, đông vui vào những ngày thu tế, hoặc tảo mộ, giỗ tết, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng mang đậm nét nhân văn, văn hóa các làng quê Việt Nam
Thưa toàn thể bà con ,Làng Phương Diên quê hương muôn thuở của chúng ta, là một Làng thật đặc biệt. Đặt biệt bởi cái tên xưa của Làng là (Làng Hoa Diên). Sự đặt biệt đó còn được thể hiện ở vị trí địa lý trước sông sau biển.Một con khe vắt ngang trước đình như một con rồng đang lượn giửa bầu trời bình yên. Có hệ thống các nhà thờ họ,miếu vũ, Đình, Chùa, Trường học,chợ, lũy tre xanh, cây đa cổ thụ, bến nước Đình Làng ,và một truyền thống đấu tranh anh dũng trong đánh giặc và đoàn kết trong xây dựng quê hương...
Xây dựng Đình Làng là bước đầu tiên trong lộ trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa  của Làng. Rồi đây chúng ta cần có kế hoạch từng bước khôi phục giá trị Văn hóa như: hệ thống đường bê tông liên thôn liên xóm, và các Am Miếu đã hư hỏng xuống cấp do chiến tranh, hoặc thiên tai. Và các giá trị Văn hóa đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: Điệu hò bả trạo, Chèo cạn đưa linh Đánh đu vui xuân, Lễ hội Cầu Ngư Đua Thuyền truyền thống, và các trò chơi nhân giang xưa như hội bài chòi, kéo co ,hò đối đáp..v.v
Thưa bà con. Sau những năm đổi mới bộ mặt kinh tế của Làng chúng ta ngày càng thay da đổi thịt, trường học, am đình, miếu vũ, dần dần được khôi phục, nhà cửa cao hơn, đẹp hơn. Cuộc sống của người dần được ấm no, hạnh phúc nhu cầu cuộc sống cao hơn, nhưng so với tiềm năng của Làng thì những kết quả trên vẫn còn khiêm tốn,vì Làng ta vẫn còn 5% hộ nghèo. Các đường ngang lối dọc của Làng tuy đã được bê tông hóa nhưng đã xuống cấp gồ gề chưa sửa sang được, chưa có hệ thống thoát nước kiên cố vững bền ,chưa dám mạnh dạng đầu tư sắm tàu đánh bắt xa bờ để phát triển kinh tế,số học sinh vào đại học chỉ đếm được trên đầu ngón tay, và mới chỉ dừng lại ở mức phổ cập trung học cơ sở, chưa thực sự có những sáng kiến đột phá trong giáo dục và nuôi dạy con cái. Nay ngôi Đình Làng đã được khang trang. Được sự che chở phò hộ độ trì của thành hoàng ,qúy vị tiền nhân tiên tổ. Mỗi người con dân của Làng Phương Diên dù ở đâu. Dù ở bất cứ cương vị nào cũng cần phải cố gắng hơn nữa. Đóng góp nhiều hơn nữa với khả năng đang có của mình, để quê hương Phương Diên chúng ta ngày càng phát triển về mọi mặt, xứng đáng với những gì mà Ông Cha đã để lại cho hậu duệ chúng ta... Kính lạy quý bậc Tiền Nhân Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại Tôn Thần ,gia ân phò trợ cho con dân của Làng trong và ngoài nước dồi dào sức khỏe, mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, các cháu học giỏi thành tài, tiến thân thuận lợi nhường dưới kính trên
Kính chúc qúy vị lảnh đạo, quý vị quan khách sức, khỏe hạnh phúc
NGUYỄN VĂN QUẢ