Ngày Tết và thú ăn uống khắp nơi
- Nói đến ngày Tết là không chỉ nói đến chuyện thăm thú đó đây, vui chơi, lễ hội mà nói đến ngày Tết còn là nói đến thú ăn uống khắp nơi.
|
Mỗi dân tộc đều có các món ăn, thức uống ngày Tết độc đáo, mang đặc trưng riêng theo quan niệm, phong tục tập quán của dân tộc mình, thể hiện mong ước một năm mới có thêm nhiều niềm hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống. vơi' bài sưu tầm sau đây Thảo chia xẻ cùng bạn đọc khi thời khắc giao thừa sắp tới..
Đối với người Việt Nam: Từ bao đời nay, trong mâm cỗ cúng gia tiên cũng như trong bữa ăn ngày Tết của hầu hết gia đình đều không thể thiếu thịt mỡ, dưa hành và món bánh chưng... Ngày nay, dù hàng hóa, thực phẩm phong phú, dồi dào, những món ăn truyền thống đó vẫn luôn hiện diện trên mâm cỗ, điều đó vừa thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đối với công lao dựng nước, giữ nước của bao thế hệ cha ông đi trước, vừa thể hiện niềm mong ước một cuộc sống hạnh phúc, no ấm.
Ở đất nước Mêhicô: Khi thời khắc giao thừa đến, mọi người trong gia đình đều chăm chú lắng nghe 12 tiếng chuông từ nhà thờ ngân vang. Sau mỗi tiếng chuông, mỗi người lại ăn một trái nho và thầm nguyện mọi sự an lành trong năm mới. Cứ mỗi trái nho tương ứng với một điều ước nguyện, và người nào ăn càng nhiều nho thì sang năm mới sẽ càng gặp nhiều điều may mắn.
Thịt mỡ, dưa hành và bánh chưng là những món không thể thiếu trong những tết Việt Nam
Ở đất nước Hà Lan: Khi đón giao thừa mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và ăn bánh rán với nho khô rồi cùng chúc nhau những điều may mắn và cầu nguyện năm mới tràn đầy hạnh phúc. Bởi người Hà Lan cũng quan niệm, quả nho sẽ đem đến cho họ nhiều điều may mắn và hạnh phúc...
Đối với người Nhật Bản: Ngày Tết không thể thiếu cá chép rán. Vì họ cho rằng ăn nhiều cá chép đầu năm sẽ được vững vàng hơn trong cuộc sống và có thể vượt qua những khó khăn nếu gặp phải. Ngoài món cá chép rán thì bữa sáng mồng một Tết của người Nhật cũng không thể thiếu canh thịt nấu bột gạo và rau tươi. Nước dùng nấu các món ăn chỉ được lấy từ sáng mồng một và phải là nguồn nước trong, sạch sẽ nhất năm...
Đối với nước Nhật Bản thì cá chép rán là món không thể thiếu trong ngày Tết
Ở đất nước Italia: Trong những ngày Tết, mọi người thường ăn nhiều hạt đậu lăng, vì họ quan niệm rằng, ăn đậu lăng thì túi tiền trong năm mới luôn căng phồng, cuộc sống từ đó mà đầy đủ, hạnh phúc.
Người Mỹ: Ở các bang miền Nam thì cố gắng ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen vào lúc đón giao thừa. Người dân quan niệm củ cải sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền (1 củ tương ứng 1 ngàn USD) còn mỗi hạt đậu mắt đen sẽ tương ứng với 100 cent. Nhưng theo các cụ già ở đây, mỗi người phải ăn ít nhất 365 hạt thì ước muốn mới hiệu nghiệm.
Trong các bàn cỗ đầu năm của người Nga: Luôn luôn có bánh nướng cổ truyền culebeac. Đây là món ăn mà những người nội trợ Nga rất tự hào, vì họ quan niệm: Nhà đẹp không phải do đồ đạc trưng bày, mà nhờ có bánh nướng để đãi khách.
Ở Malaisia: Tết bắt đầu từ ngày mồng một theo lịch đạo Hồi. Trước đó 10 ngày, mọi người phải nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn) để thể hiện sự thông cảm với nỗi thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thành Ala đã dạy.
Đối với người dân Mông Cổ: Trên mâm cỗ ngày Tết lúc nào cũng có thứ vằn thắn, sữa và các món chế biến từ sữa. Người Mông Cổ có tục uống trà đầu năm, lúc giao thừa, chủ nhà pha trà, rót chén thứ nhất đem vẩy ra sân, chén thứ hai chủ nhà uống (thường là người chồng), rồi lần lượt các thành viên khác trong gia đình đều được thưởng thức.
Bữa cơm đầu năm ở Hung-ga-ri phải có súp cá
Ở một số nước như Ấn Độ, Triều Tiên: Trong ngày Tết người ta thường làm một mâm cỗ đặc biệt có bày một đôi đũa, ly, cổ chai, đĩa và các món ăn được gọt ra từ đu đủ, su hào, cà chua... Sau khi thắp hương cúng lễ xong, mọi người ngồi vào bàn và bắt đầu phá cỗ. Họ ăn sao cho thật sạch... Bởi như thế thì năm mới điều gì cũng trọn vẹn và thắng lợi.
Cuba: Việc đón xuân được tổ chức ngay cửa ngoài đường phố. Mọi người tưng bừng ca múa quanh các bàn đầy ắp bánh kẹo đặt trước cửa nhà. Để tẩy sạch những lỗi lầm, ưu tư năm cũ, họ cho trẻ em đứng trên cửa sổ hắt nước xuống người qua lại dưới đường phố.
Hung-ga-ri: Bữa cơm đầu năm phải có súp cá và thịt thỏ hoặc thịt hươu, vì theo họ khi ăn súp cá, mọi ưu tư lo phiền năm cũ sẽ trôi đi, còn thịt thỏ, thịt hươu sẽ mang lại sức khoẻ. Ngày Tết người ta tránh ăn gà, vịt, chim... vì sợ những con vật đó có thể đánh cắp hạnh phúc của người và bay mất.
Áo: Không ăn tôm hùm, cua biển vì sợ xui xẻo, tai ương của năm cũ bám theo cho đến năm mới. Ở một vài nơi, vừa đúng lúc hồi chuông báo hiệu năm mới vang lên, mọi người ăn để được may mắn. Ở vài nơi khác, người ta chọn chiếc bánh "tiên tri". Nếu trong chiếc bánh ấy có đồng tiền là điềm giàu sang, hạnh phúc. Nếu ăn nhầm phải chiếc bánh có nhân ớt thì gặp chuyện bất an. Trong năm mới, người độc thân muốn lập gia đình thì trong chiếc bánh có một nhẫn cưới.
Người Osetian: Ở vùng Caucasus người ta "coi bói" cho thanh niên nào muốn viết về đường tình duyên của mình bằng cách cho anh ta ăn ba cái bánh nướng nhỏ có nhân thật mặn trước khi đi ngủ. Đến đêm khi đã khát nước, nếu mơ thấy mình đang uống nước trong lòng bàn tay một thiếu nữ thì chắc chắn chàng trai đó sắp tìm được ý trung nhân để két tóc xe duyên.
Như vậy, chuyện ẩm thực mỗi nơi mỗi khác, thật đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc. Điều đó làm cho hương vị ngày tết thêm hấp dẫn. Bởi vì những ngày Tết đến cũng chính là dịp để các bà nội trợ có điều kiện được trổ tài nấu nướng của mình trước đức lang quân, trước mọi thành viên trong gia đình. Vì tề gia nội trợ giỏi cũng chính là một điều kiện để người phụ nữ giữ gìn hạnh phúc cho tổ ấm của mình...
&nbs p; Canada Xuan2011
&nbs p; st. Hồ Nhật Thảo
|